Dòng trang sức xưa của những ông hoàng bà chúa


Trong cuốn sách “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ vị bác sĩ người Pháp, tác giả cuốn sách đã có những lời nhận xét cực kỳ thú vị về lối dùng trang sức người Việt xưa, đại ý rằng: phụ nữ xưa, thường thích đeo hoa tai và đeo nhẫn, nữ trang bạc một số khác lại thích đeo dây chuyền bằng những chuỗi ngọc hay kim loại to bằng hạt đậu và đeo thành nhiều vòng quanh cổ…



Nét đặc biệt của trang sức sử dụng ở các thế kỷ trước


Những câu chuyện trên cũng đã đã phần nào cho thấy được diện mạo mới của trang sức Việt Nam từ xưa tới nay, nhất là dòng trang sức cao cấp.Giải mã cho vấn đề này chúng tôi đã tìm tới Huế, mảnh đất cuối cùng của phong kiến ở Việt Nam . Tại nơi đây, dẫu không còn, nhưng chí ít vẫn còn lưu dấu lại đôi nét thú vị về những chuyện bạc thời trang chốn cung đình. Và đặc biệt, đây cũng chính là nơi khai sinh ra dòng  tộc kim hoàn xứ Huế, một trong những cái nôi đồ trang sức cung đình nổi tiếng xưa.


Cứ theo như lời của các bậc cao nhân ở đây kể lại thì thời nhà Nguyễn , giới quý tộc quan lại thường rất thích mang những đồ trang sức làm bằng vàng bạc và cẩm thạch ví dụ như nhẫn, xuyến,... dây chuyền bạc nữ thường được những người đeo những sợi quấn nhiều vòng quanh cổ, kết từ những hạt vàng hay ngọc to bằng hạt đậu. Đến giữa thế kỷ XX, hoàng hậu Nam Phương, vẫn còn đeo những chuỗi hạt giống thế mỗi khi xuất hiện trước công chúng.

Một số sản phẩm trang sức từ người Việt xa xưa




Lại nói đến kỹ thuật chế tác trang sức, theo ông Nguyễn Hữu Nhơn, người hiện đang nắm nhiều bí quyết về nghề chế tác trang sức cung đình cho biết thêm: Nhiều món đồ trang sức cho các ông hoàng bà chúa do chính tộc kim hoàn  Huế làm, do đó không chỉ đạt đến trình độ kỹ thuật tinh xảo mà còn phần nào  thể hiện sự quý phái, xứng với tầm chủ nhân chúng. Chính vì vậy mà tộc kim hoàn Huế đã từng rất nhiều lần được triều đình Nguyễn ban sắc phong tưởng thưởng


Nét đặc biệt trong kỹ thuật chế tác nghề làm trang sức Huế tựu trung nhờ 3 chữ “trơn, chạm và đậu”.. Các kỹ thuật này đều được làm thủ công bằng tay, đến cách nung chảy vàng bạc cũng nhờ tới hơi nóng được tạo ra nhờ cách dùng miệng thổi từ một ống kim loại nhỏ qua ngọn lửa trên cây đèn dầu lạc. Đây cũng chính là nét khác biệt đậm chất nhất trong kỹ thuật chế tác đồ trang sức của người Huế mà hiện nay hầu như không bao giờ còn thấy nữa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét